“Đột phá” là cụm từ mà tất cả các hãng sản xuất điện thoại đều muốn sử dụng để diễn tả các công nghệ đang có trên những sản phẩm của mình. Và tất nhiên có nhiều công nghệ còn chưa đạt được mức xứng đáng để sử dụng cụm từ này. Tuy vậy, có những công nghệ mới đã chứng minh chúng thực sự có giá trị và bằng chứng là các hãng điện thoại đua nhau sử dụng, áp dụng lên các sản phẩm của mình.
Cùng điểm qua 5 công nghệ đã làm ảnh hưởng và thay đổi cả thị trường di động ngày nay
1, Công nghệ “Cảm biến vân tay – Mã hóa hệ thống”
Cảm biến vân tay là điều đầu tiên được nhắc đến khi nói về những chiếc điện thoại mới ra ngày nay. Được giới thiệu và biết đến đầu tiên từ chiếc iPhone 5S ra mắt năm 2013 và đến nay công nghệ này cũng đã có mặt trên hầu hết các thiết bị cao cấp chạy Android. Nó đã trở thành một tính năng phổ biến và góp phần quan trọng trong cuộc cách mạng thúc đẩy mô hình thanh toán qua điện thoại.
Tất nhiên lợi ích đầu tiên của công nghệ này là tính năng bảo mật cho smartphone. Nhờ công nghệ mã hóa này bạn không cần phải quá lo lắng về việc bị mất số tài khoản ngân hàng vào tay kẻ xấu trộm điện thoại. Hơn thế, các thông tin cá nhân hay hình ảnh của bạn sẽ được bảo mật tốt hơn nếu chẳng may bị đánh rơi điện thoại.
>>Xem thêm: Xiaomi ra mắt đồng hồ thông minh cho trẻ nhỏ, giá bán từ 1 triệu đồng
2, Công nghệ ” Sạc nhanh – Sạc không dây”
Công nghệ sạc nhanh đã từng xuất hiện trên nhiều chiếc điện thoại khác nhau, nhưng mãi cho đến khi nó xuất hiện trên các thiết bị Android thì nó mới chính thức được biết đến rộng rãi và phổ biến. Với công nghệ QuickCharge (Sạc nhanh) của Qualcom sẽ giúp những viên pin có dung lượng cao trên smartphone sạc nhanh hơn rất nhiều. Những chiếc điện thoại như cao cấp như Galaxy S7 có thể được sạc đầy chỉ trong 2 tiếng.
Tiếp đến là “Công nghệ sạc không dây”. Và Samsung là cái tên xứng đáng được nhắc đến như là một nhà tiên phong, với dòng Galaxy hiện đang dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ sạc không dây này. Công nghệ này mang đến sự tiện dụng khi sạc pin, chỉ cần để điện thoại lên bộ sạc, không cần phải cắm dây sạc gì cả. Tuy nhiên, phương thức sạc này vẫn chậm hơn so với cách sạc truyền thống.
>>Tin mới: Đồng hồ Thụy Sĩ đang ngày càng lép vế trước smartwatch
3, Độ phân giải cực cao
Độ phân giải siêu cao cũng đang là công nghệ được các nhà sản xuất điện thoại chú trọng và chạy đua. Với mong muốn đem đến cho người dùng những trải nghiệm mới mang lại những hình ảnh sống động như đời thực. Trong phân khúc điện thoại cao cấp hiện nay thì duy nhất chỉ có iPhone là chưa có màn hình độ phân giải siêu cao QuadHD. Ở trên chiếc iPhone 6S với màn hình 4.7 inch và độ phân giải 750 x 1334 pixel đã rất là nét rồi và phải soi thật kỹ với thấy được các điểm ảnh trên iPhone. Trong khi đó với những chiếc smartphone như S7, G5 hay HTC 10 với màn hình độ phân giải 1440 x 2560 pixel thì thật sự rất là khó để có thể thấy được các điểm ảnh trên màn hình.
Nhưng đi đôi với màn hình độ phân giải cực cao đó là máy phải được trang bị cấu hình đủ mạnh để sử dụng. Và vấn đề này đang được các nhà sản xuất giải quyết khá ổn thỏa với việc nâng cấp về phần cứng liên tục.Có thể cho rằng độ sắc nét của điện thoại đang ở mức đỉnh cao, điều các nhà sản xuất nên chú tâm hơn là màu sắc hiển thị.
4, Camera với công nghệ quay video 4K, lấy nét nhanh, chống rung quang học
Trong 5 năm vừa qua, camera trên điện thoại đã và đang được chú trọng cải tiến rất nhiều. Và trong đó 3 tính năng quan trọng nhất cần nhắc tới đó là: quay video 4k, lấy nét nhanh và chống rung quang học (OIS)
Công nghệ OIS lần đầu tiên được giới thiệu ở trên các điện thoại của Nokia và ở thời điểm hiện tại những nhà sản xuất điện thoại Android đã nhanh chóng nắm bắt và đưa công nghệ này lên các sản phẩm con cưng của mình.Với OIS điện thoại sẽ tạo ra những hình ảnh sắc nét hơn đặc biệt là trong điều kiện thiếu sáng.
Khả năng quay video 4K sẽ giúp bạn có những đoạn video với độ phân giải cực nét, cho phép zoom kỹ thuật số cao hơn dù dung lượng file lớn hơn rất nhiều.
Cuối cùng là công nghệ lấy nét nhanh trên dòng Galaxy S7 với tên gọi Dual Pixel, hoặc trên các dòng smartphone khác với phase-detection hay lấy nét tự động bằng laser như trên những chiếc dòng G của LG. Camera trên điện thoại bây giờ sẽ mà mối nguy hại đến ngành công nghiệp máy ảnh.
5, Màn hình cong
Công nghệ mới này đang có một bước tiến chậm nhưng chắc trên smartphone. Tháng 4/2015 Samsung đã làm cả thế giới công nghệ phải tròn mắt ngạc nhiên khi giới thiệu chiếc smartphone Galaxy S6 edge. Mục tiêu hướng đến người dùng chiếc màn hình cong này đang tỏ ra rất hữu dụng và thân thiện, bằng cách sử dụng thủ thuật hay 1 vài thao tác nhỏ bạn cũng có thể làm chủ được chiếc smartphone. Và trên chiếc Galaxy S7 edge của năm nay, hãng lại tiếp tục nhận được nhiều lời khen với việc cải thiện tính năng và giao diện. Và chắc hẳn công nghệ này sẽ được nhiều hãng sản xuất quan tâm và sủ dụng.
Trên đây là 5 công nghệ mới nhất đang có trên hầu hết các mẫu điện thoại cao cấp của những nhà sản xuất khác nhau. Các hãng liên tục chạy đua và cho ra những sản phẩm công nghệ mới nhằm phục vụ nhu cầu mới hơn của con người. Và biết đâu sau 5 năm nữa những công nghệ trên cũng sẽ bị lỗi thời và thay vào đó là những công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn.
>>Tìm hiểu: Những công việc được trả lương cao ngất mà không ai thèm làm