Kính thực tế ảo đang phát triển mạnh mẽ là nhờ vào kho phim 3D, game 3D,… những người ủng hộ công nghệ này đang không ngừng hy vọng rằng nó sẽ đi xa hơn. Việc chỉ dùng để chơi game đơn thuần trở thành phương thức chính trong nền giải trí.
Các thiết bị kính thực tế ảo mới chứa đựng nhiều tiềm năng, đây là mảnh đất cho các công ty sản xuất chip dòm ngó. Tuy nhiên việc chơi game và trải nghiệm thực tế ảo không hề giống nhau. Trong khi các game thủ đang đòi hỏi các trò chơi mới phải có độ phân giải càng cao càng tốt đồng thời phải cân bằng giữa với tốc độ khung hình “đủ xài”, theo tiêu chuẩn hiện nay là 60 fps. Nhưng với thực tế ảo, tốc độ khung hình không đơn giản chỉ là thông số, mà nếu nó không đáp ứng được, trải nghiệm người dùng sẽ rất tệ hại.
Những thiết bị VR hiện nay như VR Shinecon và VR Gear đều cung cấp độ phân giải cố định 2160×1200 ở 90Hz. Điều này khiến cho yêu cầu đạt được tốc độ khung hình 90 fps trở thành hiển nhiên. Nếu nội dung đầu vào dưới mức yêu cầu thì sẽ gây ra các hiện tượng giật lag dẫn tới gây chóng mặt cho người sử dụng.
Khi mà yêu cầu đạt được tốc độ 90 fps trở lên trở thành yêu cầu bắt buộc thì nó cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến những con chip xử lý và điều này được khẳng định bởi đại diện từ phía Intel. Hãng cũng cho biết, những đòi hỏi về nội dung này sẽ đẩy áp lực lên CPU trong việc phải xử lý và render… Chúng ta đang chuyển từ màn hình 4K sang 8K, chính xác là từ việc hiển thị hình ảnh trên một màn hình 4K sang mỗi mắt một màn hình 4K.
>>Tham khảo bài viết: Game thực tế ảo
Mặc dù chip đồ họa từ AMD và cả Nvidia có thể dùng để truyền tải nội dung thực tế ảo, nhưng mỗi công ty đều tìm hướng đi riêng để khẳng định công nghệ đó của mình, giành lợi thế về chìa khóa thành công của thực tế ảo
Công nghệ VRWorks của Nvidia giúp uốn cong hình ảnh để nó có thể nhìn dễ chịu hơn trên thiết bị thực tế ảo cũng như là giảm độ phân giải ở những vùng người dùng không nhìn từ đó tăng hiệu năng tổng thể. Trong khi đó AMD sử dụng công nghệ LiquidVR cũng cho phép uốn cong hình ảnh. Cả hai hãng đều khuyến khích các nhà sản xuất PC sử dụng hệ thống trang bị nhiều GPU trong đó mỗi GPU sẽ xử lý hình ảnh cho từng mắt.
Để đảm bảo người dùng nhận được trải nghiệm tốt nhất, Oculus và Intel đang kết hợp với nhau để chuẩn bị tung ra chứng chỉ “VR Ready” (chìa khóa thành công của thực tế ảo). Năm trước, Oculus đã đưa ra cấu hình tối thiểu cần thiết cho các thiết bị thực tế ảo. Những bộ Oculus Rift – máy tính tương thích vừa tung ra hồi tháng trước với giá khởi điểm lên đến đến $1.500/bộ máy và kính, một mức giá khó nuốt đối với đa số người dùng, nhưng chúng ta kỳ vọng sẽ phổ biến hơn trong các năm tiếp theo.
>>Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng kính thực tế ảo