Tìm hiểu cơ chế hoạt động của công tắc điều khiển từ xa

Là một trong 3 nhóm sản phẩm của dòng công tắc thông minh nói chung, các sản phẩm thuộc dòng công tắc điều khiển từ xa đã và đang người tiêu dùng quan tâm tới nhiều nhất trong nhóm các sản phẩm này. Bài viết này bạn đọc sẽ cùng chúng tôi đi sâu vào phân tích về cơ chế hoạt động của dòng sản phẩm này để chúng ta có thêm am hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của thiết bị.

Ở các bài viết trước, smartshop đã giới thiệu tới bạn đọc các bài viết về các chủ đề xoay quanh dòng sản phẩm này như:

>> Công tắc điều khiển từ xa là gì? Thiết bị này có tác dụng như thế nào?

>> Hướng dẫn lắp đặt công tắc điều khiển từ xa đúng cách nhất

>> Top 5 chiếc công tắc điều khiển từ xa tốt nhất 2017

Và chủ đề mà hôm nay chúng tôi muốn đề cập tới đó là việc phân tích và chỉ ra được cơ chế hoạt động của công tắc điều khiển từ xa để bạn đọc có thể hình dung được chi tiết hơn sản phẩm mà mình đang tìm hiểu cũng như đang sử dụng, mời bạn đọc cùng tham khảo:

Cơ chế hoạt động của thiết bị

Công tắc điều khiển từ xa hoạt động dựa trên 2 yếu tố: phần phát tín hiệu (điều khiển remote) và phần nhận tín hiệu (mạch được gắn trên công tắc). Chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu xem là trên 2 bộ phận này chúng được cấu tạo như thế nào và cách thức hoạt động truyền nhận tín hiệu ra sao:

Bộ phận phát tín hiệu

Hay còn gọi là điều khiển remote, thiết bị này được thiết kế gồm một bảng mạch điều khiển nó nút bấm phím, bên trên điều khiển được lắp đặt một mắt truyền tín hiệu hồng ngoại sóng RF (không nhìn thấy bằng mắt thường). Tương thích với mỗi bộ phận phát tín hiệu thì cũng sẽ có một bộ phận thu tín hiệu đó nằm trên công tắc. Từ đó ta có thể hiểu rằng bộ phận phát tín hiệu sẽ gửi câu lệnh sang cho bộ phận nhận, và từ bộ phận thu tín hiệu nó sẽ giải mã câu lệnh đó và đưa ra thông tin phù hợp cho câu lệnh bật tắt công tắc một cách chính xác và nhanh nhất. Độ chễ của việc phân tích lệnh chỉ nằm dao động ở khoảng nhỏ hơn 2 giây, một con số chênh lệch rất nhỏ.

cơ chế hoạt động của công tắc điều khiển từ xa
Cơ chế và hình dáng của bộ phận phát tín hiệu trên remote

Bộ phận nhận tín hiệu

Bộ phận này được cấu tạo và thiết kế tích hợp trên công tắc điều khiển, thông thường mỗi loại công tắc của các nhà sản xuất khác nhau thì vi mạch nhận tín hiệu có một thương hiệu và kiểu dáng khác nhau. Nhưng mục đích và tính năng sử dụng thì đều như nhau cả, đây là một phận nhận và giải mã tín hiệu từ bộ phận xuất tín hiệu. Ví dụ bạn có sử dụng thao tác ấn nút trên điều khiển một lần, tín hiệu sẽ gửi đến bộ phận này, nó sẽ lập trình và giải mã theo 2 trường hợp:

  • Một là lập trình đơn thuần, với nguyên lý ấn 1 lần là mở còn lần còn lại là tắt câu lệnh, thường thấy trên các thiết bị điều khiển sóng RF
  • Hai là lập trình phức tạp, ở lập trình này mỗi nút trên điều khiển là một câu lệnh với nhiệm vũ khác nhau, bạn đọc có thể hình dung đơn giản như với các thiết bị điều khiển tivi trong gia đình, mỗi nút bấm là một chức năng, vì thế yêu cầu bộ phận giải mã tín hiệu tôt hơn.

    cấu tạo của công tắc điều khiển
    Có 2 loại điều khiển lệnh cũng như mạch giải mã lệnh cơ bản

Ở trên mỗi chiếc công tắc điều khiển từ xa bộ phận nhận tín hiệu sẽ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau, khi tham khảo sản phẩm bạn nên tham khảo người bán hàng về tính năng và tác dụng của từng loại công tắc.

Vậy tóm lại, cơ chế hoạt động hay gọi cách khác là nguyên lý hoạt động của thiết bị này như sau: Ứng dụng công nghệ truyền nhận tín hiệu thông minh không cần dây để áp dụng lên sản phẩm, giúp sản phẩm có thể bật tắt bằng thiết bị điều khiển từ xa được tích hợp trên nó.

Bằng nguyên lý này, bạn có thể bật tắt chiếc công tắc điện nhà bạn chỉ bằng các thiết bị điều khiển một cách linh hoạt. Ngoài ra, một số mẫu công tắc điều khiển từ xa còn cho phép người dùng học lệnh cho nhiều thiết bị khác nhau, từ  đó ta có thể điều khiển công tắc ở trên nhiều thiết bị điều khiển khác nhau như: điều khiển tivi, điều hòa hay thậm chí là cả trên chiếc smartphone.

co-che-hoat-dong-cong-tac-dieu-khien-tu-xa-1
Cơ chế truyền nhận tín hiệu để bật tắt thiết bị trên nó